Sunday 23 January 2011

Thầy giáo Trịnh Thế Vinh

Thành lập Quỹ học bổng "Trịnh Thế Vinh"

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
Số:  05 /QĐ - CVA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
 
Về việc thành lập Quỹ học bổng “Trịnh Thế Vinh” của trường THPT Chu Văn An
 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
 
            Căn cứ Điều lệ trường THPT ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ - BGD&ĐT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
             Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPT;
            Căn cứ vào thoả thuận giữa Đại diện Ban liên lạc Cựu học sinh chuyên Toán trường THPT Chu Văn An khóa 1978 - 1981 và Ban giám hiệu trường THPT Chu Văn An,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
            Điều 1. Thành lập Quỹ học bổng “Trịnh Thế Vinh” của trường THPT Chu Văn An với tổng trị giá 100 triệu đồng (VNĐ), kinh phí từ nguồn tài trợ của Cựu học sinh chuyên Toán trường THPT Chu Văn An khóa 1978-1981 và nguồn kinh phí được tiếp tục bổ sung hàng năm.
 
            Điều 2. Ban điều hành Quỹ học bổng “Trịnh Thế Vinh” của trường THPT Chu Văn An gồm các ông/bà có tên sau:
            - Ông Chử Xuân Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An, Chủ tịch
            - Ông   Đinh Quang Thái - Đại diện lớp chuyên Toán trường THPT Chu Văn An khóa 1978-1981, Phó Chủ tịch
            - Bà Lê Thuý Hải - Phó Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An, Uỷ viên
 
            Điều 3. Ban điều hành Quỹ học bổng “Trịnh Thế Vinh” của trường THPT Chu Văn An được phép sử dụng số tiền lãi hàng tháng vào việc tặng học bổng cho học sinh giỏi các bộ môn Toán và Tin học; trao thưởng cho các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn Toán và Tin học của nhà trường.
 
            Điều 4. Các bộ phận Kế toán, Tài vụ và các ông (bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 
 
                Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./. 
 
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban giám hiệu;
- Lưu VP.
HIỆU TRƯỞNG
  (Đã ký)
 
Chử Xuân Dũng

Trích nguồn:
http://www.thpt-chuvanan-hanoi.edu.vn/view/news/index.php?act=content&s_id=0000000924

Trao học bổng mang tên nhà giáo Trịnh Thế Vinh

Hai học sinh chuyên Toán của trường THPT Chu Văn An được nhận học bổng
29/11/2010 - 01:57:11


Hai học sinh chuyên Toán của trường THPT Chu Văn An
được nhận học bổng Trịnh Thế Vinh
Sáng ngày 29/11/2010, tại lễ chào cờ đầu tuần của trường THPT Chu Văn An, TS. Đinh Quang Thái đại diện cho các anh chị lớp chuyên Toán của trường THPT Chu Văn An khóa 1978-1981 đã trao hai suất học bổng Trịnh Thế Vinh, mỗi học bổng trị giá 2 triệu đồng, cho hai học sinh chuyên Toán của trường là Bùi Huy Thanh lớp 11 Toán và Đỗ Thanh Tùng lớp 12D1. Học bổng Trịnh Thế Vinh là học bổng tặng cho học sinh trường THPT Chu Văn An có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu các bộ môn Toán học và Tin học. Quỹ học bổng này do các cựu học sinh chuyên Toán của trường THPT Chu Văn An tài trợ để tưởng nhớ công lao dạy dỗ của thầy giáo dạy chuyên Toán - thầy Trịnh Thế Vinh. Nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống trường Bưởi- Chu Văn An, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động” của nhà trường, học bổng Trịnh Thế Vinh được xét tặng cho học sinh Bùi Huy Thanh và Đỗ Thanh Tùng – đây là hai học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập môn Toán, cả hai cùng được tham gia đội tuyển học sinh giỏi chính thức của Hà Nội dự thi quốc gia năm học 2010-2011. Riêng học sinh Đỗ Thanh Tùng, năm học 2009-1010 đã đoạt giải nhì quốc gia môn Toán.
Theo TS. Đinh Quang Thái, trong buổi sơ kết học kỳ I năm học 2010-2011 của nhà trường, học bổng Trịnh Thế Vinh sẽ chính thức tổ chức lễ ra mắt./.
Nguồn: http://www.thpt-chuvanan-hanoi.edu.vn/view/news/index.php?act=content&s_id=0000000830

Cần xây dựng tư duy toán học hơn kỹ năng làm toán

Ngô Bảo Châu và Vũ Hà Văn là hai tài năng trẻ về toán học đều đã được phát hiện và bồi dưỡng tại hệ thống trường THPT chuyên tại Việt Nam từ khi còn nhỏ và đều được phong hàm giáo sư trẻ nhất Việt Nam.
Vũ Hà Văn (phải) cùng cha mình - nhà thơ Vũ Quần Phương (Nguồn: Gia đình Vũ Hà Văn).
Vũ Hà Văn (phải) cùng cha mình - nhà thơ Vũ Quần Phương (Nguồn: Gia đình Vũ Hà Văn).
"Tôi cảm thấy nhà trường (Việt Nam) chú trọng nhiều về việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm toán hơn là việc xây dựng tư duy toán học. Kỹ năng tự đặt vấn đề và tư duy phản biện của học sinh ta chưa mạnh.
Nếu môn học được gắn với thực tế thì nó sẽ hấp dẫn và dễ hiểu hơn rất nhiều. Quan trọng hơn nữa, nó sẽ thực sự có ích cho sinh viên sau khi ra trường, kể cả khi họ không làm toán.
Họ sẽ không thấy toán học là một cái gì cao xa, đẹp nhưng vô ích, mà là một bộ phận thiết thực của cuộc sống".
GS Vũ Hà Văn 
Dù sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm, cả hai anh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Nhân sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được vinh danh qua giải thưởng Fields – giải thưởng tầm cỡ nhất trong lĩnh vực Toán học của thế giới, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Vũ Hà Văn.

- Xin anh cho biết cảm xúc của mình khi biết Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Fields, hai anh có quan hệ thân thiết với nhau không?

GS Vũ Hà Văn: Giáo sư Châu là bạn tôi, tôi rất phấn khởi khi nghe tin này. Mặc dầu "tin đồn" cũng đã có từ lâu trong giới toán học, nhưng khi biết chắc chắn vẫn vui hơn.



- Có ý kiến cho rằng các tài năng toán học thường không chọn nghiên cứu ở trong nước? Anh thấy thế nào?

GS Vũ Hà Văn: Các tài năng trẻ, không chỉ riêng toán mà trong các môn khoa học nói chung, cần có môi trường tốt (giáo sư hướng dẫn, đồng nghiệp, hệ thống thư viện,...) mới có thể phát triển hết khả năng.

Chẳng hạn hướng Giáo sư Châu nghiên cứu là một lĩnh vực mạnh của toán học Pháp. Hiện nay ở Viện Nam ta chưa có được một môi trường như vậy.

Một phần nữa, lương bổng của người làm khoa học ở Việt Nam cũng chưa cho phép họ có thể tập trung toàn bộ thời gian vào nghiên cứu.

- Anh nghĩ sao về việc dạy môn toán tại trường phổ thông ở Việt Nam? Phải làm sao để học sinh thấy môn toán hấp dẫn?

GS Vũ Hà Văn: Tôi xin nói rộng hơn một chút, cả về việc dạy toán sau phổ thông. Tôi cảm thấy nhà trường chú trọng nhiều về việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm toán hơn là việc xây dựng tư duy toán học. Kỹ năng tự đặt vấn đề và tư duy phản biện của học sinh ta chưa mạnh.

Nếu môn học được gắn với thực tế thì nó sẽ hấp dẫn và dễ hiểu hơn rất nhiều. Quan trọng hơn nữa, nó sẽ thực sự có ích cho sinh viên sau khi ra trường, kể cả khi họ không làm toán. Họ sẽ không thấy toán học là một cái gì cao xa, đẹp nhưng vô ích, mà là một bộ phận thiết thực của cuộc sống.

Đáng tiếc ở những môn mang tính ứng dụng cao và hiện đang rất được chú trọng ở Âu Mỹ, như xác suất thống kê, toán máy tính... lực lượng chuyên môn ở Việt Nam còn mỏng, chưa phát huy được nhiều.

- Với những tài năng toán học cần có cách bồi dưỡng thế nào để phát triển tốt nhất?

GS Vũ Hà Văn: Câu này liên quan trực tiếp đến câu hỏi về các lý do chính khiến các tài năng toán học chưa chọn nghiên cứu ở trong nước. Tôi rất khâm phục những bạn trẻ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu ở Viêt Nam trong điều kiện hiện nay. Họ cần có sự quan tâm xứng đáng để bớt đi gánh nặng vật chất.

Tạo ra mối giao lưu với các nhà nghiên cứu quốc tế cũng giúp ích cho họ rất nhiều. Hiện thỉnh thoảng vẫn có những nhà khoa học hàng đầu tới thăm Việt Nam , nhưng họ chỉ ở một thời gian ngắn, nên hiệu quả không cao.

Tôi hy vọng trong thời gian tới, việc mở ra một trung tâm toán học quốc tế sẽ mang tới nhiều thay đổi lớn. Mong dự án này được triển khai nhanh. Nếu thành công, nó sẽ là mô hình rất tốt cho những ngành khoa học khác.

- Trong tương lai, anh có định đưa gia đình về nước để sinh sống và tiếp tục nghiên cứu?

Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi và gia đình về Việt Nam tương đối thường xuyên và mỗi dịp như vậy tôi đều kết hợp nghiên cứu và giảng dạy ở Viện Toán và trường Đại học Khoa học tự nhiên. Nhưng việc về nước lâu dài thì tôi chưa tính được trong tương lai gần.

- Trân trọng cảm ơn Giáo sư Vũ Hà Văn!
Theo Vietnam+
Vũ Hà Văn sinh ra tại Hà Nội, Việt Nam, anh vốn là học sinh chuyên toán trường Chu Văn An và Hà Nội - Amsterdam, Vũ Hà Văn thi đỗ điểm rất cao vào khoa Điện tử-Tin học của Đại học Bách khoa Hà Nội và được tiêu chuẩn theo học ở nước ngoài. Anh tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Eotvos, Budapest, Hungary năm 1994, đỗ tiến sĩ tại Đại học Yale, Mỹ, năm 1998. Vũ Hà Văn làm việc tại Đại học California ở San Diego, với tư cách trợ lý giáo sư, phó giáo sư và giáo sư. Từ mùa thu năm 2005, ông trở thành giáo sư Khoa Toán Đại học Rutgers. Anh là thành viên Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton .

Năm 2008, giáp sư Vũ Hà Văn là người duy nhất được giải thưởng Polya về những ứng dụng của lý thuyết tổ hợp. Tính đến nay, số nhà toán học được tặng Giải thưởng Polya vẫn còn rất ít, và họ đều là những nhà toán học hàng đầu.

Hiện giáo sư Vũ Hà Văn đã công bố hơn 80 công trình - một con số rất đáng nể; có những công trình được in trên các tạp chí toán học đỉnh cao thế giới như Annals of Mathematics (Niên giám toán học), Journal of AMS (Tạp chí của Hội Toán học Mỹ)... Các bài báo của anh được trích dẫn nhiều, tức là đạt chỉ số ảnh hưởng (impact index) cao.

 

( Bài đăng trên trang mạng www.tienphong.vn . Đọc toàn bài tại đây )

Sunday 16 January 2011

Vũ Thành Tự Anh: Từ chuyên toán CVA đến trường FULBRIGHT

- Anh nói, nhà kinh tế thường không nói chuyện giấc mơ mà chỉ đặt ra những mục tiêu. Và trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, TS Vũ Thành Tự Anh luôn “chỉ chú trọng vào quá trình”, “tạo nên xu thế thay đổi”. Bởi theo anh, “về Việt Nam để góp phần tạo nên một nền móng, một bệ phóng cho các thế hệ sắp tới.”

LTS: Hiện là giảng viên kinh tế học, Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP.HCM và nhà nghiên cứu của Chương trình châu Á, Harvard Kennedy School, TS Vũ Thành Tự Anh thuộc lớp nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế học đầu tiên ở Mỹ sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Anh nói, ngay cả khi được thụ hưởng một trong những nền giáo dục tốt nhất VN vào thời điểm đó: chuyên toán Chu Văn An, rồi chuyên toán Hà Nội – Amsterdam nhưng “bước vào nền giáo dục của Mỹ, mà cụ thể tại trường Boston College, tôi thấy choáng ngợp, theo nghĩa trước kia mình chỉ là con cá quanh quẩn trong một cái hồ, giờ được lao mình vào đại dương tri thức. Trong một môi trường đại học đích thực, điều quan trọng nhất là đi tìm chân lý một cách độc lập và sáng tạo”. Và khi về nước, anh trở thành giảng viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (Trường Fulbright), là chương trình hợp tác giữa ĐH Kinh tế TP.HCM và trường ĐH Harvard đào tạo thạc sỹ chính sách công.

Tại trường Kinh tế Fulbright, sinh viên ngồi cao hơn giáo viên. Tranh luận bình đẳng. Sinh viên có quyền nêu câu hỏi, thậm chí là phản biện và chất vấn giáo viên, và giáo viên là người đối thoại và hướng dẫn chứ không phải là truyền trao chân lý và khư khư bảo vệ ý kiến của mình.

Chúng tôi chọn Vũ Thành Tự Anh là một nhân vật trong tuyến bài này không phải chỉ do những gì mà cá nhân Vũ Thành Tự Anh và Trường Fulbright đã tư vấn cho chính phủ Việt Nam mà bởi cách họ đang dạy từng học viên, cách họ cố gắng tạo ra sự thay đổi, để tạo nền cho giáo dục Việt Nam hoàn thiện hơn.

( Đọc toàn bài tại đây )

Friday 14 January 2011

Hồi ức về các học sinh chuyên toán của cô giáo dạy văn

… "Cô Trâm dạy văn lớp chúng tôi có một năm, nhưng đối với riêng tôi, cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi. Cô Trâm của chúng tôi là một người đặc biệt. Tình yêu của cô đối với chú Phùng Quán, sự chịu đựng những dị nghị, thành kiến xã hội trong suốt cuộc đời của cô thật vĩ đại không gì có thể miêu tả và so sánh nổi "…
Trên đây là hồi ức của Bùi Việt Hà - Giám đốc Công ty SchoolNet, nguyên học sinh lớp 10I chuyên toán Trường cấp 3 Chu Văn An (Hà Nội) khoá 1970-1973 - trong cuốn sách của anh tự xuất bản kỷ niệm 30 năm ngày ra trường. Đây là lớp học sinh để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong sự nghiệp dạy văn của bà Vũ Thị Bội Trâm, bởi họ là học sinh chuyên toán nhưng học văn cũng rất hay - theo nhận xét của bà. Nhưng cũng chính lớp 10I này còn gắn với một kỷ niệm vừa buồn lại vừa vui. Bà Trâm kể: Năm ấy, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 10 là lớp cuối cấp. Nhưng có một đồng chí trong chi bộ e ngại, nói: "Phân công như vậy thì đến phần văn học hiện đại, Phùng Quán phu nhân sẽ dạy thế nào?". Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lúc ấy là anh Giang Văn Nguyên vẫn bảo lưu ý kiến để tôi dạy lớp 10. May mà, cái lớp 10 ấy lại đạt kết quả tốt nghiệp môn văn rất tốt. Anh Nguyên được một phen hú vía.

......
Dạy cấp 2, rồi đến cấp 3, từ trường Trưng Vương đến Chu Văn An, toàn những ngôi trường nức tiếng đến tận ngày nay. Nhưng tình yêu nghề đến với bà không dễ dàng. Xác định đi với nó trọn đời, mà cứ hờ hững thì không được, bà quyết tìm ra trong nghề dạy học một cái gì đó đáng yêu, để yêu. Bà lao vào công tác chủ nhiệm. Và đã tìm được niềm say mê trong đó do gắn bó nhiều với trẻ. "Đã làm giáo viên phải làm chủ nhiệm mới gọi là nhà giáo". Đến tận bây giờ, sau khi đã về hưu hai chục năm mà các thế hệ học sinh cũ vẫn nhớ cô để về thăm cô, đặc biệt là cái lớp 10I chuyên toán Chu Văn An, với nhiều cái tên nổi tiếng như Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc, Bùi Việt Hà, Nguyễn Chí Quang, Nguyễn Khang v.v… Có em mời bằng được cô đến dự ngày giỗ đầu của mẹ mình với mục đích giới thiệu cô giáo mình với họ hàng. Có em lo lắng cho cô với nỗi lo của người con với cha mẹ. Làm sao cô lau dọn nổi nhà cửa khi không có người giúp việc, cô nằm giường không đệm có đau lưng không? Có em vào mạng, gọi cho cô: Cô ơi, có bài viết về chú Quán đấy, em mang về cho cô đây v.v… Sung sướng lắm, vui lắm.
.....
(Đọc toàn bài tại đây) 

Chuyên toán CVA 73-74 với Thầy Khải


Thursday 13 January 2011

Kỷ niệm về thầy Thịnh dạy văn

Thuở học sinh tôi chỉ ham mê các môn tự nhiên, từ cấp 3 lại học lớp chuyên toán, nên đối với tôi một bài toán hay còn làm tôi say sưa hơn nghe chuyện cổ tích. Môn văn từ trước đối với tôi vô cùng nhàm chán, đó là do cách dạy áp đặt, lối học thụ động trong nhà trường phổ thông. Tuy thế tôi vẫn cứ học và vẫn cứ đủ điểm TB khá. Về ngữ pháp thì phải đến khi học tiếng Nga tôi mới quay lại hiểu về ngữ pháp tiếng Việt với những khái niệm về từ, ngữ, mệnh đề chính, phụ. Còn các bài làm văn của tôi thì luôn được thầy cô giáo phê: "Sáng sủa, đủ ý, 6 điểm". Thơ đối với tôi ngày ấy chỉ có nghĩa là văn vần, nghệ thuật trong thơ ca là điều quá khó hiểu. Các thầy cô giáo được cho là giáo viên dạy văn giỏi thường thích bình văn thao thao bất tuyệt với niềm tin rằng những lời hay ý đẹp của mình sẽ được học sinh tiếp thu như kinh thánh vậy.

Thế rồi bước vào năm học lớp 9, thầy Thịnh đã đến với lớp chuyên toán 9I và mở ra một chân trời mới trong tâm hồn rất nhhiều học sinh lớp tôi. Phong cách dạy của thầy hoàn khác. Thầy không áp đặt cách học nặng về một bài văn nội dung có mấy ý, mà chú trọng dạy học sinh về cách hiểu văn học. Từ thầy chúng tôi mới hiểu thế nào là lối viết sáo rỗng, rườm rà; mới biết yêu văn học như một nghệ thuật ngôn ngữ tinh tế. Thầy cũng hướng cho chúng tôi học cách tự cảm thụ và phát biểu nhận thức riêng của cá nhân về các tác phẩm văn học. Dần dà tôi mới hiểu vì sao người ta nói văn thơ chính là cuộc sống khi ngôn ngữ là phương tiện mạnh nhất thể hiện tư duy và cảm xúc của loài người.

Một điều nữa là thầy cho điểm rộng tay hơn các thầy cô khác. Thầy nói: điểm 10 sinh ra là để dành cho học sinh. Khi một bài văn được cho điểm 10 không có nghĩa đó là tác phẩm tuyệt hảo, mà chỉ có ý nghĩa rằng đối với học sinh phổ thông như thế là đạt mọi yêu cầu đề ra. Tôi cũng thường xuyên được điểm 7 tập làm văn, và còn có lần được thầy cho điểm 8. Với những bài giảng văn nhẹ nhàng và hấp dẫn, với sự động viên khuyến khích như thế, thầy đã làm cho lớp chuyên toán chúng tôi say sưa học văn cả năm trời. Nhưng ngày vui rồi cũng hết, khi cuối năm chúng tôi được nghe rằng có nhiều ý kiến bất bình vì việc lớp chuyên toán có điểm văn cao, làm mất công bằng trong cuộc thi đua về thành tích học tập giữa các lớp. Chẳng biết có phải vì thế không, nhưng đến năm lớp 10 thì thầy không được phân công dạy lớp tôi nữa. Thấy giáo dạy văn mới đến và niềm cao hứng học văn trong chúng tôi cũng chấm hết. Riêng tôi mãi biết ơn thầy đã cho tôi những khái niệm ban đầu về khoa học nhân văn.

Một câu chuyện vui mà buồn nữa về thầy mà tôi được nghe. Sau khi lứa chúng tôi tốt nghiệp vài năm thì thầy xin nghỉ hưu mất sức. Khi đến giám định y khoa, vị bác sĩ hỏi:
- Ông khỏe mạnh hồng hào thế này tại sao xin nghỉ hưu mất sức ?
Thầy trả lời:
- Thì còn chút sức khỏe tôi mới xin về hưu để may ra giúp được gì cho vợ con, chứ nếu mất sức thật thì tôi sẽ cố bám lấy nhà nước mà hưởng lương chứ.

Thật buồn khi một giáo viên dạy văn giỏi như thầy mà không được trọng dụng để sống với nghề của mình.

Sunday 9 January 2011

Học sinh chuyên toán Chu Văn An tại các kỳ Olympic toán quốc tế

1. IMO lần thứ 17, năm 1975, tại Buốc-gát, Bungari.

- Đoàn Việt Nam: Trưởng đoàn là ông Lê Hải Châu, cán bộ Vụ Trung học Phổ thông; Phó trưởng đoàn là TS Phan Đức Chính, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Nguyễn Khánh Trọng, lớp 10 Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội được 30 điểm, đạt huy chương Đồng.

2. IMO lần thứ 20, năm 1978, tại Bu-ca-rét, Rumani.

- Đoàn Việt Nam: Trưởng đoàn là ông Lê Hải Châu, cán bộ Vụ Trung học Phổ thông (nay là Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo); Phó trưởng đoàn là TS Nguyễn Đăng Phất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Hồng Thái, Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội được 23 điểm, đạt huy chương Đồng.
- Nguyễn Trung Hà, Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội được 22 điểm, đạt huy chương Đồng.
- Học sinh được giải it tuổi nhất: Nguyễn Hồng Thái (15 tuổi).


3. IMO lần thứ 21, năm 1979, tại Luân-đôn, Vương quốc Anh.

- Đoàn Việt Nam: Trưởng đoàn là ông Lê Hải Châu, cán bộ Vụ Trung học Phổ thông; Phó trưởng đoàn là TS Đào Văn Phong, Trường Đại học Sư phạm Vinh.
- Phạm Hữu Tiệp, lớp 10 Chuyên Toán - Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội đạt huy chương Bạc.

4. IMO lần thứ 25, năm 1984, tại Praha - Tiệp Khắc.

- Đoàn Việt Nam: Trưởng đoàn là bà Hoàng Xuân Sính, Giáo sư, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Phó trưởng đoàn là ông Phan Văn Viện.
- Nguyễn Thị Minh Hà, Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội đạt huy chương Đồng.

5. IMO lần thứ 26, năm 1985, tại Phần Lan.

- Đoàn Việt Nam: Trưởng đoàn là bà Hoàng Xuân Sính, Giáo sư, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Phó trưởng đoàn là GS Đoàn Quỳnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Huỳnh Minh Vũ, Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội được 28 điểm, đạt huy chương Bạc.

(Năm này là khóa chuyên Toán Hà Nội cuối cùng của CVA, vì cuối năm này, toàn bộ giáo viên và học sinh ưu tú của CVA đã được rút để xây dựng trường chuyên của Hà Nội - trường Hà Nội - Amsterdam)

Nguồn: http://www.chuvanan.org/forum/showthread.php?t=4501

Thursday 6 January 2011

Trương Gia Bình và 3 ý tưởng quan trọng nhất cuộc đời

Được đồng nghiệp nhìn nhận như "một người không bình thường", Trương Gia Bình dường như luôn bùng nổ với các ý tưởng mới. Ông nhìn nhận trong cuộc đời mình, có ba ý tưởng quan trọng nhất. Một số người nói với chúng tôi rằng, Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Cty FPT là một Nhân Vật Có Nhiều Ý Tưởng. Chúng tôi chưa bao giờ có dịp gặp gỡ ông Bình, một nhà khoa học được đào tạo trong môi trường Xô Viết trở thành doanh nhân, để trao đổi về điều đã làm cho ông trở nên khác biệt.
Hôm nay Trương Gia Bình ngồi trước mặt chúng tôi đây. Ông Bình đang chuẩn bị cho một buổi nói chuyện về các bí quyết thành công vào ngày hôm sau, mà nếu gạch đầu dòng ngắn gọn thì chúng bao gồm: khát vọng + nhìn được các điểm nút chiến lược + tập hợp được những người có năng lực để cùng vượt qua những khó khăn. Cao 1m73, nặng 88kg, cuốn sách đang đọc dở dang là "Cuộc đời tôi" (My Life) của Bill Clinton; ăn mặc theo lối càng ít thứ đeo khoác trên người càng tốt và thoải mái, có thể nhận xét sơ bộ rằng, ông Bình thuộc kiểu người cởi mở. Giọng nói của ông Bình khi phát âm chữ "R", lưỡi vẫn rung nhẹ. Đó là "di sản" của nhiều năm học tiếng Nga và của quê hương miền Trung, cho dù ông ra Hà Nội sống từ năm 2 tuổi.
1. TS Bùi Quang Ngọc - bạn học cùng từ năm lớp 2 (năm học 1964-1965) tại trường Phương Đông - Hà Nội, người được coi là khá hiểu ông Bình. Theo ông Quang Ngọc, ngày ấy họ cùng ở phố Thợ Nhuộm. Nhà Quang Ngọc số 91, nhà Gia Bình ở số 86, chính là trụ sở của Sở Y tế Hà Nội (bố ông Bình là Trương Gia Thọ - một vị bác sỹ nổi tiếng thời bấy giờ). Trò chơi ấu thơ của họ thường cho cá vào lọ để cùng ngắm chúng chọi nhau cho đến khi ngã ngũ.Hai người học với nhau cả 3 năm cấp 3 ở trường chuyên toán Chu Văn An, cùng ngồi ở chiếc bàn cuối lớp.
"Gia Bình học toàn diện. Dân chuyên Toán thường ít chú ý đến môn Văn cũng như các môn xã hội. Gia Bình lại là cánh ham mê môn Văn," TS Quang Ngọc nhớ lại. "Mỗi bài luận Bình bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu hàng đống sách chuyên đề rồi mới bắt tay vào viết. Tôi và nhiều bạn thường sử dụng các tư liệu mà Bình đã mất công tìm kiếm, thậm chí bắt trước cả cách phân tích, bình luận của Bình. Các bài Văn của Bình thường được được tham khảo mẫu khi trả bài.
Bình hay nói về Triết học, trình bày các vấn đề dưới góc độ hoặc bằng ngôn ngữ Triết. Hồi đấy tôi chỉ thấy hay hay vì nó khác với những suy nghĩ tư duy thuần Toán, không biết đâu rằng đó chính là biểu hiện của những phẩm chất lãnh đạo mà sau này Bình mới thể hiện rõ. Năm 1974, khi sang Liên Xô, mỗi đứa một nơi, Gia Bình học khoa Cơ học trường Tổng hợp Matxcơva, còn tôi học Toán ở Kisinhốp. 1979, Bình được chọn làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh, còn tôi về dạy Toán ở ĐHBK Hà Nội.
Năm 1985, Bình về nước lập nhóm "Nhiệt và chất" ở Viện Cơ, bắt đầu làm kinh tế. Một tối đầu mùa hè năm 1988, Bình đến nhà tôi chơi. Trên cái sân gác tầng 2 thoáng mát ở phố Khâm Thiên, Bình say sưa nói về máy tính cá nhân và thuyết phục tôi tham gia nhóm của Bình để chuyển máy tính sang Liên Xô. Ngoài sự thân quen rất nhiều năm, Bình nhìn nhận tôi như một chuyên gia Tin học khi đó. Chính Bình đã biến tôi từ một giáo viên, một nhà khoa học thành một nhà kinh doanh công nghệ và quản lý doanh nghiệp như hôm nay"
Khi ấy họ mới 32 tuổi. Và sau đó mấy tháng, FPT chào đời.
Tại sao một nhóm các nhà khoa học lại rủ nhau bỏ đi làm kinh tế? Ông Bình kể, thế hệ ông được hưởng thụ sự giáo dục về niềm tự hào dân tộc, sinh ra là người Việt Nam đã là điều hạnh phúc. Chúng ta là lương tâm của thời đại, và tin tưởng sâu sắc vào điều đó. Tuy nhiên khi đi ra thế giới, gặp phải một sự thật phũ phàng là không phải ai cũng tôn trọng chúng ta. Điều ấy là một nỗi đau từ khi bước chân ra khỏi nước.
Ông Bình nhớ, những năm 1980, khi đang là CTV Viện Hàn lâm Xô Viết, hôm ra sân bay tiễn một bạn về nước, cảnh sát đã cầm cái hộ chiếu của cô gái này vứt toẹt xuống đất. Lúc đó mới thấm thía nghèo là hèn, hèn là nhục; cũng tóc đen da vàng nhưng cầm giấy tờ Nhật Bản thì người ta được kính trọng. Thứ nữa là khi về nước, một người bạn than thở, Bình ơi đói quá không nuôi nổi vợ con, mình phải làm cái gì đi chứ? Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa trong đầu từ lâu, và lần này thì nhóm những nhà khoa học này nhất quyết làm kinh tế.

2. Ông Bình cho rằng, câu chuyện lớn nhất của cuộc đời mình là FPT. Buổi ban đầu cái tên FPT gắn với công nghệ thực phẩm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, ông Bình hy vọng vào các dự án viện trợ quốc tế trong lĩnh vực này, nó cũng là điểm xuất phát làm các đồ sấy khô của nhóm "Nhiệt và chất". Nhưng doanh vụ lớn đầu tiên của FPT là đổi máy tính Olivetti lấy các loại hàng của Liên Xô vốn rất quen thuộc với Việt Nam thời bao cấp.
Có thể nói giai đoạn 1988-1991 là giai đoạn đổi hàng Liên Xô. Giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn tham gia thanh toán với Liên Xô (Nga) cho các công trình thủy điện, đồng thời Tin học đã là một hướng kinh doanh độc lập. Từ 1995, kinh doanh Tin học trở thành chủ đạo, các trung tâm định hướng kinh doanh ra đời trong FPT. Năm 1998, sau 10 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số một trên thị trường Tin học của các ngành kinh doanh này và cũng là nhà ISP đầu tiên của Việt Nam .
Trong quãng thời gian trên, ông Bình học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý của các Cty công nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT. Nổi bật là việc lập và bảo vệ kinh doanh, check point nhân viên và xây dựng một hệ thông tin bảo đảm kiểm soát hiệu quả kinh doanh (Balance và FIFA). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng hai của FPT là một sự kiện gây nhiều dư luận đến mức, hàng tháng sau dân Hà Nội vẫn còn bàn tán.
Thông thường sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu hưởng thụ. Nhưng Trương Gia Bình "không phải là người thường" (đánh giá của ông Hoàng Minh Châu, một nhân vật trong FPT). Ông chưa có ý định hưởng thụ và đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý chí đó. Năm 1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm.
Đầu năm 2000, FPT là Cty Tin học đầu tiên đạt chứng chỉ ISO-9001. Năm 2000, triển khai thành công hệ kế toán Solomon theo chuẩn ERP quốc tế, hệ FIFA/MIS của FPT trở thành hệ thông tin doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam . Năm 2002 doanh số FPT vượt 100 triệu USD; năm 2003 vươn lên trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2002, FPT trở thành Cty cổ phần, rồi tập đoàn hóa. Hiện FPT có khoảng 10 ngàn nhân viên và doanh số đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Thời điểm đầu những năm 2000, ông Bình tung ra lý thuyết Fractal (tính bất biến của cấu trúc) và Leadership Building (kỹ năng lãnh đạo), đồng thời phát động phong trào học tập các lý thuyết này trong FPT.
"Không nhiều cán bộ FPT hiểu được các lý thuyết này, cũng như vận dụng chúng có kết quả. Là người lãnh đạo FPT trong những năm qua, Gia Bình có niềm tin vững chắc vào những giá trị mà FPT đã tích lũy được theo thời gian. Những giá trị đó rất nhiều cái xuất phát từ những ý tưởng của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu những chặng đường FPT đã trải qua, thì cũng khó hiểu được những ý tưởng này. Bình là một nhà tư tưởng" - TS Bùi Quang Ngọc nhận xét.
"Bình nhìn nhận FPT phải có đối ngoại, đối nội, có thông tin báo chí, có văn hóa, có kinh tế, có tinh thần, có đoàn thanh niên, có phụ nữ, có thiếu niên nhi đồng (FPT Small). Bình học ở quân đội ở cấu trúc Fractal, và thường xuyên tham khảo tư vấn các vị tướng quân đội, trong đó có Bác Văn. Thậm chí Bình học hỏi cách dùng người của Bác Hồ. Những nguyên lý của âm dương ngũ hành cũng được Bình áp dụng. Bên cạnh đó có nhiều tư tưởng của Bình được minh chứng qua thực tế, ví dụ như bản đồ gene Cty. Bình tự mình hì hụi phác thảo các chuỗi phân tử đầu tiên của bộ gene này".
3. Để triển khai kinh nghiệm sống còn "con người là cốt lõi của thành công", ông Bình đã từng phát động một chiến dịch cầu hiền tài. "Chiếu cầu hiền tài" của ông đăng trên tạp chí nội san và được nhiều báo khác đăng tải lại, đã gây xúc động mạnh trong giới trẻ. Hai câu lạc bộ tài năng trẻ FPT ra đời, quy tụ hầu hết những học sinh - sinh viên giỏi nhất nước, trong đó có nhiều em vừa đoạt các giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc tế. Một trong các nỗ lực cầu hiền tài đã đưa về FPT một ngôi sao sáng trong làng phần mềm Việt Nam lúc đó là Henry Hùng.
Tinh thần "chiến tranh" được ông Bình phát động, để cho dễ nhớ, ông đã gói gọn mục tiêu của Cty vào 3 chữ số: 528. Số 5 chỉ 5000 lập trình viên chuyên nghiệp của FPT vào năm 2005, số 2 chỉ 200 triệu doanh số phần mềm xuất khẩu cũng vào năm đó, số 8 chỉ giá trị của Cty tại thị trường chứng khoán Nasdaq là 8 tỷ USD. Toàn thể nhân viên FPT hừng hực khí thế. Trở thành Cty bạc tỷ trong vòng mấy năm là một chuyện phi thường và ông Bình thổi vào bộ máy FPT quyết tâm làm chuyện phi thường.
Khẩu hiệu "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" sẽ vẫn tiếp tục chỉ là khẩu hiệu trong nhiều năm cho đến khi xuất hiện một tư duy mới: công nghiệp phần mềm là lối thoát duy nhất của Việt Nam . Từ vấn đề kinh tế, xuất khẩu phần mềm phải trở thành vấn đề chính trị, vì nó không chỉ mang về cho đất nước một ít ngoại tệ mà là mở ra cho đất nước một cơ hội phát triển.
Ngày 5/6/2000, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 với mục tiêu: 50 ngàn lập trình viên, 500 triệu USD phần mềm xuất khẩu vào năm 2005. Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 đã ra chỉ thị 58-CT/TƯ, trong đó nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển đất nước. Tiếp theo hai văn kiện quan trọng này là việc triển khai hàng loạt các chính sách ưu đãi: miễn thuế 4 năm cho các Cty phần mềm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không áp dụng VAT với các sản phẩm phần mềm, thuế xuất nhập khẩu bằng không... đặc biệt các lập trình viên Việt Nam được tôn vinh, khi mức lương bắt đầu phải nộp thuế thu nhập nâng từ hai triệu lên tám triệu đồng.
Các công ty phần mềm được sử dụng internet với tất cả các cổng dịch vụ không bị kiểm soát qua firewall, Nhà nước đầu tư vào các khu công viên phần mềm như Quang Trung, Hoà Lạc... "Những người làm phần mềm hân hoan thụ hưởng các chính sách mới này, nhưng không phải tất cả trong số họ đều biết đến công lao của ông Bình trong nỗ lực tác động hình thành chính sách" - ông Hoàng Minh Châu nhận xét.
4. Khi cần suy nghĩ, ông Bình cũng đốt thuốc, vẻ sôi nổi biến mất và thoáng rơi vào trầm tư. Ông Bình nhìn nhận, có ba ý tưởng quan trọng nhất trong cuộc đời mình.
Ý tưởng thứ nhất: Đưa chiến tranh nhân dân vào thương trường. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến tranh vệ quốc và chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh. Tại sao người Việt Nam sẵn lòng hy sinh, đổ máu cho quê hương, mà làm kinh tế lại có nhiều điều không ổn? Ông Bình để tâm học hỏi trực tiếp từ những vị tướng quân đội và sau này tự tổng kết trong bài "chiến tranh nhân dân ứng dụng vào quản trị kinh doanh". Điều này ông đã dạy cho nhân viên FPT, đồng thời cũng chia sẻ với các doanh nghiệp trong khuôn khổ khoa Quản trị kinh doanh - ĐHQG Hà Nội, và ông cho rằng sức mạnh đó là riêng có của người Việt Nam, quốc gia khác, nền văn hóa khác khó lòng học được.
Ý tưởng thứ hai: Genetic. Khi nhìn ra thế giới xem có doanh nghiệp nào tồn tại lâu dài, tìm hiểu bí quyết tồn tại của nó, ông Bình nhận thấy thương hiệu Sumitomo - Nhật Bản đã có 400 năm tuổi, nhưng lại có một Cty Thụy Điển đã tồn tại tới 7 thế kỷ. Ông Bình phát hiện ra rằng, bất cứ một cái gì trường tồn phải có một cấu trúc hết sức đặc biệt và có thể đặt tên nó là genetic. Để thiết kế được một hệ thống gen trong Cty, ông Bình không biết phải bắt đầu như thế nào, cho dù hết sức ước mong và dù đã xem xét cả mã gien của người lẫn ruồi giấm.
Khi FPT mới chỉ có 350 người, ông Bình tự so sánh với một dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có 350 người. Một dân tộc đã tồn tại độc lập qua cả ngàn năm đến tận bây giờ, vì sao họ làm được điều đó? Ông Bình sửa soạn đi tìm dân tộc này nhằm quan sát cách thức họ sống, ăn nói, trồng cấy, sinh hoạt bên đống lửa... để tìm cấu trúc. Đang chuẩn bị đi thì lại vớ được một cuốn hương ước, và cho rằng hương ước hay hơn, nên thu thập rất nhiều về đọc. Ông Bình đã mơ hồ đoán được cấu trúc genetic nhưng vẫn không thiết kế nổi. Lúc này FPT xuất khẩu phần mềm sang Ấn Độ, ông Bình bắt đầu nghiên cứu các quan điểm ISO và nhận thấy sự minh bạch của bộ lệnh này, đồng thời nó là quy trình chung cho toàn bộ tập đoàn. Như là lá, bạn sẽ quang hợp, là hoa bạn sẽ di truyền vậy. Đồng thời tiêu chuẩn ISO có cả biến dị, bởi có cả giai đoạn check, tức là sau một vòng tuần hoàn phải kiểm tra xem có cải tiến được nó không? Thế là bản thiết kế bộ gien của ông Bình đã hoàn tất.
Rất nhiều người trong FPT phản đối mạnh mẽ, làm gì có cái khái niệm đó tồn tại trên đời, nhưng sau khi ông Bình bắt đầu triển khai làm thì điều này bắt đầu xuất hiện trong một số cuốn sách. Thật may có một người bạn thân của ông Bình hiểu. Để ép mọi người sử dụng, ông Bình gần như phải dùng tới "bạo lực, cưỡng chế", bởi có thể cách ông Bình giải thích khó hiểu, hoặc cũng có thể mọi người không thích thay đổi.
Genetic không chỉ là nhận thức sâu sắc về một tập đoàn, mà muốn vận hành nó sẽ phải chấp nhận trả giá bằng 30% thời gian của toàn bộ bộ máy nhân sự trong khoảng từ 1 - 2 năm. Vừa đúng dịp có cuộc xuất khẩu phần mềm, ông Bình đặt ra khẩu hiệu "Xuất khẩu hay là chết", đồng thời cho vận hành genetic. Ông Bình đánh giá, đến nay bộ lệnh của FPT vẫn là bộ lệnh khác biệt so với các tập đoàn khác, bởi lẽ ông đã tìm mọi cách viết một bộ lệnh đầy đủ để duy trì sự trường tồn của lệnh này, cũng như cây cỏ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là tìm cách bắt chước thiên nhiên.
Ông Bình không biết FPT sẽ tồn tại được bao lâu, nhưng theo đúng như thiết kế thì cần phải liên tục hoàn thiện, khi đạt đến đẳng cấp thiên nhiên thì đương nhiên sự tồn tại sẽ được chấp nhận. Gen đòi hỏi mỗi tế bào phải thuộc bài, phải có hệ thống đào tạo nội bộ. Tại FPT lãnh đạo hành xử giống nhau, 10 người cũng như 10 nghìn người, phương thức giống nhau dù quy mô khác nhau, đều theo quân sự lệnh. Ý tưởng genetic có trong đầu ông Bình từ năm 1996, đến lúc xuất hiện tại FPT đã là năm 2003. Một quá trình đeo đẳng.
Ý tưởng thứ ba: Thác số. Ông Bình dự báo rằng sớm muộn gì cũng có một cuộc lật đổ, thay đổi vị trí các quốc gia trong tương lai. Ý tưởng này về sau người ta viết thành những cuốn sách rất nổi tiếng như "Thế giới phẳng", còn ông Bình gọi nó là thác số. Bởi khi chưa có internet thì công việc nước nào nước ấy làm, nhưng khi internet ra đời sẽ có một dòng thông tin chảy từ chỗ có nhiều tin đến ít tin, từ chỗ nhiều tri thức đến chỗ ít tri thức, đồng thời sẽ có dòng công việc chảy theo dòng thông tin đó. Tương tự như việc phải chọn độ cao, ngăn đập để làm thủy điện.
Trong thác số, nước là kỹ năng, một số lượng các kỹ năng, cụ thể trong công nghiệp phần mềm là tiếng Anh và lập trình. Ông Bình đẩy tiếp một bước nữa là "tạo nước" bằng việc mở trường Đại học, hiện nay FPT có khoảng 10 nghìn sinh viên, ngoài ra cũng đào tạo cho khoảng 50 ngàn sinh viên trong các hệ thống khác. Khi tích đủ lượng nước rồi thì ông Bình ngồi xoa tay xem các tổ máy phát điện vận hành. Các nước phát triển không ai đi viết lập trình cả, học thì khổ "chết cha chết mẹ", ra đời lương lại không cao, họ thường làm các việc khác. Vì thế ông Bình cho rằng, trong tương lai các nước phát triển sẽ lười biếng, người ta vẫn giàu có nhưng đến một ngưỡng nào đó sẽ phải chấp nhận sự lật đổ. Thác số chính là cơ hội của đất nước, trong cái nghèo lại ẩn chứa một sức mạnh riêng.
5. Những năm 1980 khi đất nước đang rất khó khăn, ông Bình đã được mời sang Tây Đức làm việc. Sự lựa cuộc sống ở nước ngoài tương đối dễ dàng, nhưng ông nghĩ rằng không có nơi nào tốt hơn Việt Nam, mà ở Việt Nam thì phải ở Hà Nội, nơi ông đã lớn lên, nơi văn hóa, trí tuệ tinh túy của đất nước tụ hội, nơi ông cảm thấy "happy" hơn cả.
Ông Bình kể với chúng tôi rằng, ông đã quan sát kỹ mặt trống đồng để cố gắng hiểu mật mã của quá khứ, và gọi nó là "một bộ gen được ghi nhận đơn giản về văn hóa người Việt, về triết lí sống người Việt.
Ví dụ câu hỏi lớn nhất "hạnh phúc là gì?" Tôi thấy trên trống đồng vẽ một nhà mái cong, một người đàn ông, một người đàn bà, một đứa trẻ, một đấu gạo, trên nóc nhà có một con chim. Có thể thấy người Việt cổ quan niệm rằng, chúng ta là người hành phúc khi có một nơi để ở, có một gia để sống và có gạo để ăn. Kiểm nghiệm lại tôi thấy mình vô cùng hạnh phúc, đời tôi đã có một nơi ở, một gia đình và có gạo. Bất kể chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, tôi thấy tự tin vô cùng để có thể mạo hiểm. Làm kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm. Nhưng dù mạo hiểm đến đâu đi chăng nữa tôi vẫn đã có một gia đình, có người yêu thương mình".
Ông Bình tự thiết kế cho mình một ngôi nhà bên Hồ Tây, sau khi đọc chán các sách về âm dương ngũ hành, phong thủy, và tìm hiểu một thứ là "bộ lệnh hài hòa". "Ngôi nhà tôi là nơi đã bày trận đánh lớn: làm sao để Intel đầu tư vào Việt Nam , để TGĐ Intel đến nhìn thấy là choáng, họ thấy văn hóa Việt Nam mình hay quá. Đấy là một địa điểm chuyên dùng để kêu gọi xuất khẩu, kêu gọi đầu tư công nghệ cao, ông nào mà hoành tráng nhất thì tôi đón về nhà" - ông Bình không dấu được vẻ khoan khoái.
Kết thúc, ông Bình nói với chúng tôi: Có hai loại kiến thức, một loại có thể viết ra được thành lời, người ta gọi là kiến thức tường minh; một loại kiến thức không viết ra được mà chỉ có thể ngộ được. Đó là kiến thức ẩn, nó không thể tổng kết được mà là hệ quả của một quá trình quan sát, bắt chước và giác ngộ. Có lẽ ông Bình có chút lo lắng mơ hồ rằng, dân ngoại đạo chúng tôi vẫn còn chưa hết cảm thấy xa lạ chăng, với những ý tưởng ông vừa mới trình bày.
Trương Gia Bình nói điều đó với một điếu thuốc mới bắt đầu cháy trên tay.

Wednesday 5 January 2011

GSTS. Nguyễn Hữu Việt Hưng được trao giải thưởng KHCN của ĐHQGHN


"Nghiên cứu khoa học cần phải trở thành một hoạt động chuyên nghiệp trong các đại học!"


Câu nói đó đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi qua cuộc trao đổi với GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng, Chủ nhiệm Bộ môn Đại số - Hình học - Tôpô, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, tác giả của công trình “Biểu diễn của nhóm tuyến tính tổng quát và Lý thuyết đồng luân”, một trong 10 công trình vừa được trao Giải thưởng Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất (2006) của ĐHQGHN. Đây cũng là giải thưởng duy nhất về lĩnh vực toán học.

(Đọc toàn văn bài phỏng vấn tại đây)

Bùi Quang Ngọc bàn về vai trò của toán học ở VN

Toán học vị Toán học hay Toán học vị nhân sinh?


“Toán lý thuyết chỉ phục vụ sự phát triển nội tại của nó. Toán ứng dụng phục vụ các ngành khác. Ở VN hiện tại, rất cần Toán ứng dụng, trong khi chưa thấy vai trò của Toán lý thuyết.
Chúng ta chưa cần phát triển Toán lý thuyết. Nên để dành tiền của và nhân lực cho nhiều ngành khác thiết thực hơn, vị nhân sinh hơn”.

Đó là nhận định của ông Bùi Quang Ngọc, Phó TGĐ Công ty FPT, trong cuộc trao đổi với VietNamNet, cuối tháng 2.

Ở Việt Nam, Toán lý thuyết chưa có ích
Anh có theo dõi loạt bài về HSG quốc tế và những tranh luận xung quanh Toán học thời gian qua?
Tôi theo dõi khá kỹ và thích nhất bài phỏng vấn anh Trung Hà. Thật và sắc. Có thể cách diễn đạt của anh ấy hơi thái quá, nhưng hầu hết các nhận định và tư tưởng của anh ấy là đúng, dưới con mắt của tôi.

Anh cũng là dân khoa học chuyển sang kinh doanh. Những người như các anh dễ “đồng cảm” khi nhìn mọi thứ dưới con mắt thực dụng?
Cách nhìn của anh Hà gọi tên là “thực tế” thì đúng hơn. Nhìn nhận mọi việc đúng thực tế của nó, nên xem là một ưu điểm.
Tôi từng gắn bó nhiều với Toán. Tôi học chuyên Toán ở phổ thông, học tiếp Toán lý thuyết ở ĐH, làm luận án Tiến sỹ về Tin học, trong đó sử dụng khá nhiều kiến thức Toán.
Nhưng, tôi cũng sớm xa rời Toán, vì sớm nhận ra rằng mình làm cái khác thì sẽ có ích hơn cho chính mình và cho xã hội.
Có lẽ tôi gần Trung Hà ở nhận thức này.

Một trong những nhận định của Trung Hà là "Toán học ít có ích cho xã hội”. Anh cũng đồng ý với điều này?
Phân tích sâu thì các anh nhà Toán học sẽ bảo là chưa đủ hiểu về Toán thì đừng phát biểu linh tinh (cười). Ở đây, tôi chỉ nói nôm na dưới những nhận định của mình.
Toán học được chia ra thành: Toán lý thuyết (phát triển cho nội tại Toán học) và Toán ứng dụng (phát triển để phục vụ các môn khác, ngành khác), mặc dù nhiều trường hợp ranh giới này không được rõ ràng.
Tôi nghĩ, thứ “Toán” mà anh Hà đang nói đến là Toán lý thuyết, tức là ngành học nghiên cứu các vấn đề nội tại của Toán học.
Bàn về thế giới là chuyện xa xôi, nhưng ở VN thì Toán lý thuyết chưa có ích lắm.

Chi tiết hơn, trong cách phân loại mà anh đề cập, lấy những yếu tố gì để tách bạch 2 "loại" Toán này?
Tôi muốn mượn ý của cuộc tranh luận giữa các cụ Hoài Thanh và Hải Triều ngày xưa để thêm một cách gọi khác, dễ cảm nhận hơn: Toán lý thuyết là Toán học vị Toán học và Toán ứng dụng là Toán học vị Nhân sinh.

Trước hết, Toán học tự thân nó không phải là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu trực tiếp cho nền kinh tế, cho phát triển xã hội.
Những ngành khoa học khác như Lý, Hóa, Sinh... (KH tự nhiên) hay Khảo cổ, Lịch sử, Luật... (KH xã hội), ngày nay còn có các ngành KH công nghệ như CNTT hay CN Vật liệu, mới trực tiếp cần cho kinh tế, xã hội.
Toán, mà cụ thể là Toán ứng dụng chỉ là công cụ cho các môn đó, ngành đó. Còn Toán lý thuyết chẳng phục vụ ngành nào cả, ngoài sự phát triển của bản thân nó.
Trong hoàn cảnh VN hiện tại, theo tôi, Toán lý thuyết không đóng góp được nhiều và cũng chưa cần đầu tư phát triển.

Toán học chỉ là công cụ
Tạm đặt Toán lý thuyết sang một bên, anh đánh giá thế nào về đóng góp của Toán ứng dụng?
Toán ứng dụng cần thiết trong việc giải quyết mọi bài toán thực tiễn, trong việc giảng dạy ở tất cả các trường dù ở khối kỹ thuật, kinh tế hay xã hội.
Qúa dễ để chỉ ra sự ứng dụng của nó.
Phân tích dữ liệu, mô phỏng, dự báo, mô hình hóa, quy hoạch trong Xây dựng, Giao thông, Hàng không, Quân sự... là Toán ứng dụng.
Giải mã ADN của con người, xây dựng Cơ sở dữ liệu, mã hóa thông tin, vận hành bộ máy kinh tế, quản lý... là Toán ứng dụng.

Nhưng, liệu có thể đặt câu hỏi rằng, nếu không có Toán lý thuyết thì sẽ không phát triển được Toán ứng dụng?
Chỉ các nhà Toán lý thuyết mới đặt ra các vấn đề Toán học lý thuyết, giải quyết chúng, phát triển lên. Và cũng chỉ họ mới hiểu được chúng.
Trong khi đó, Toán ứng dụng vẫn đi từ các đòi hỏi của thực tế, các vấn đề thời đại... và phát triển cũng như phục vụ cuộc sống một cách mạnh mẽ.
Các nhà Vật lý nổi tiếng như Newton, Einstein có thể nói cũng là các nhà Toán học vĩ đại.
Newton đã đóng góp rất nhiều cho môn Toán giải tích khi ông giải các bài toán của Vật lý cổ điển. Einstein đã có những phương trình nổi tiếng để chứng minh thuyết tương đối (rộng và hẹp) của ông. Nhưng với họ, Toán chỉ là công cụ để giải quyết các bài toán Vật lý. Họ vẫn là các nhà Vật lý học xuất chúng.
Vai trò của Toán là rất lớn, không thể thiếu trong khoa học, kinh tế, xã hội. Nhưng đó là Toán ứng dụng, Toán vị nhân sinh. Còn Toán lý thuyết thuần túy, vị trí của nó không như vậy.

Vậy thì vị trí của "nó" ở đâu, khi "nó" vẫn đang tồn tại?
Toán lý thuyết vẫn tồn tại và tất nhiên vẫn phải có nó. Nhưng, hãy nhìn nhận đúng vị trí của nó. Thử xem giải Nobel, giải thưởng khoa học danh giá nhất không có giải dành cho Toán.
Điều này hình như có lý do riêng (báo chí vẫn nói, nhà bác học Nobel, người sáng lập giải thưởng mang tên ông không đặt ra Nobel Toán vì không ưa các nhà Toán học - PV), nên có lẽ ý kiến này không thoả đáng?
Nobel là nhà khoa học lớn, có tầm nhìn rộng. Khi quyết định như vậy, có lẽ ông ấy cũng nhận thấy Toán chỉ có vai trò công cụ, chứ không hẳn vì bị một nhà Toán học nào đó cuỗm mất người yêu, như lý do người ta vẫn dùng để giải thích lâu nay.
Ban đầu chỉ có Nobel Vật lý, Hoá học, Y học. Về sau, người Thuỵ Điển đã cho thêm các giải Nobel Hòa bình, Kinh tế, Văn học... những lĩnh vực rất vị nhân sinh, nhưng vẫn không có Toán.

Nếu lấy những giải thưởng lớn làm thước đo tầm quan trọng của Toán học, thì còn những ví dụ khác, chẳng hạn giải thưởng Fields?
Liệu mấy ai hiểu được và thấy lợi ích của các giải thưởng Toán lý thuyết? Còn ngay như “Thuyết tương đối” của Einstein, đã có nhiều quyển sách viết về nó mà rất nhiều người trình độ trung bình có thể hiểu các kết quả cơ bản của nó, thấy được cái hay, cái cao siêu của nó.
Thêm một thực tế nữa, người bình thường nhớ đến Mendel (di truyền học), Newton, Einstein, Edison (vật lý học), Mendeleep (hoá học), Pasteur (vi trùng học), đến Bill Gate (như một kiến trúc sư phần mềm, chưa nói về tài năng kinh doanh), chứ mấy ai nhớ đến các nhà Toán học, trừ những "cụ" thời cổ đại: Pythagore, Euclide…

Anh cho rằng, việc các nhà Toán học không được “quen mặt, thuộc tên” như những cá nhân xuất sắc trong các ngành khác, vì Toán lý thuyết ít tính vị nhân sinh?
Thử hình dung, nếu một người trí tuệ đặc biệt như Bill Gate say mê học Toán và làm Toán, thì chúng ta sẽ thiệt thòi bao nhiêu?
Có thể thế giới sẽ có thêm một nhà Toán học xuất chúng, nhưng khi đó sẽ không có những tư tưởng thực sự "cách mạng" đã làm thay đổi cách sử dụng máy tính cá nhân vào việc xử lý thông tin hàng ngày của mỗi chúng ta, không có một quý ông hào phóng đã đóng góp từ thiện nhiều tỷ đô la Mỹ cho việc nghiên cứu các bệnh hiểm nghèo, vào các quỹ đào tạo và giáo dục.
Tóm lại, một người giỏi, làm Toán có thể tốt. Nhưng nếu họ cống hiến cho một lĩnh vực khác, thì hứa hẹn giá trị to lớn hơn nhiều.



Việt Nam từng sai lầm trong chiến lược đào tạo nhân lực?
Quay trở lại ý anh nói ở trên "Ở VN, Toán lý thuyết không đóng góp được nhiều và chưa cần phát triển". Anh lấy những gì làm cơ sở, để chứng minh điều này?
Xin nhắc lại, Toán học chỉ là công cụ của các khoa học và công nghệ khác.
Ở nước ta, người giỏi Toán lý thuyết có lẽ chưa cần thiết bằng người giỏi Sinh học, Luật, Y, Dược hay khoa học Quản lý (ngành đang rất cần cho VN).
Trong một thời gian dài, ngành Toán đã có một vị trí, một sự tôn vinh quá mức. Chúng ta đã mất cân đối, phí phạm khi mà các HS học giỏi nhất đều được phân công học Toán ở ĐH. Tôi nghĩ đây là một sai lầm.

Xin lỗi, anh vừa nói “sai lầm”?
Đúng, sai lầm. Thế hệ chúng tôi rất biết ơn và kính trọng bác Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Đại học (nay là Bộ GD-ĐT) những năm 70. Bác rất yêu quý học sinh chuyên Toán hồi đó. Bác từng tặng vé các trận bóng đá quốc tế tại sân Hàng Đẫy, từng gỡ những trường hợp vướng lý lịch để được đi học nước ngoài hay vào ĐH.
Nhưng bác ấy đã phạm “sai lầm” là rất ưu ái Toán, có lẽ vì bác cũng là dân Toán.
Thời đó, khi cử người đi học nước ngoài, có bao nhiêu HSG bác ấy cho đi học Toán trước tiên, rồi mới đến Vật lý, Hóa học, Sinh học (theo thứ tự học giỏi) và cuối cùng, xin lỗi, mới đến học Luật (xét cụ thể trường ĐH của tôi ở Liên Xô những năm 1970, 1980).
Với hoàn cảnh kinh tế, xã hội của VN, đáng lẽ 2 ngành Sinh học và Luật phải được ưu tiên hơn, vì VN là một nước nông nghiệp lạc hậu và còn phát triển thấp về Luật pháp, một nước mới ra khỏi các cuộc chiến tranh triền miên, cần nhanh chóng phục hồi để đi lên. Thế mà thế hệ chúng tôi chỉ biết đến Toán, chỉ được bồi dưỡng thêm về Toán, luôn luôn được giáo dục về vẻ đẹp của Toán học.
Rất may, hình như các bạn trẻ không còn ham Toán như chúng tôi khi xưa.

Tức là anh nghĩ nên khuyến khích thế hệ trẻ bớt say mê Toán?
Phương pháp Toán học bao giờ cũng có giá trị. Nên học giỏi Toán trong lĩnh vực của mình, biết cách vận dụng nó để giải quyết công việc. Đó là việc cần làm dù ở bất cứ vị trí nào. Đó cũng là cách trân trọng, say mê Toán học theo hướng vị nhân sinh.
Nhưng, nên khơi dậy để các bạn trẻ đi vào những ngành khác, hơn là làm Toán.

"Xuất khẩu chất xám" là nguỵ biện
Loạt bài "Toán học Việt Nam" của anh Nguyễn Tiến Dũng đề cập đến nhiều vấn đề Toán học nói riêng và khoa học VN nói chung, nhận được sự quan tâm của khá nhiều độc giả. Cách nhìn nhận của anh, với tư cách một người ngoài cuộc?
Công nhận anh Dũng có tâm huyết và đặt ra nhiều vấn đề đáng nói, nhưng tôi khá bức xúc vì thấy có rất nhiều điều không ổn trong đó.
Ví dụ?
Anh Dũng nói, người VN làm khoa học ở nước ngoài nên nhìn nhận là "xuất khẩu chất xám". Ngụy biện! Nguỵ biện hết sức. Ai xuất khẩu? Chẳng ai cả. Các anh ấy toàn tự đi tìm bến đỗ cho mình, nếu để ý, cũng có khi có vài bến đỗ rồi mới dừng chân.
Xuất khẩu phải là một chủ trương, chính sách (ví dụ xuất khẩu lao động), có tổ chức, có chủ thể (các công ty xuất khẩu), có hàng hóa (các công nhân). Người xuất khẩu phải thu về được cái gì đó, nhất là tiền bạc. Ngoài ra, để gọi là xuất khẩu thì số lượng phải đủ lớn.
Việc một số trí thức VN làm việc ở nước ngoài đều không rơi vào các tiêu chí trên. Không có sự chủ động, không là đường lối chính sách, số lượng thì rất nhỏ.

Khoan đi sâu vào sự đúng sai trong cách gọi tên sự việc, bản thân anh đánh giá hiện tượng này có lợi không, cho chúng ta?
Tôi cũng đang muốn đặt một big question với phát hiện hồn nhiên của anh Dũng: "Xuất khẩu chất xám có lợi cho Việt Nam".
Thử xem, các anh ấy có lợi gì cho VN? Một vài buổi hội thảo tại đây mà tôi tin rất ít người dự vì Toán học là môn mà chỉ khác đi một tý là không thể trao đổi gì với nhau (Toán có nhiều chuyên ngành hẹp, trong đó có những ngành trên thế giới chỉ có khoảng vài chục chuyên gia). Một vài khoá giảng dạy ngắn hạn hay vài suất NCS cho một vài bạn trẻ ham mê Toán, mà tôi tin là bây giờ số đó không nhiều.
Sản phẩm của họ là những bài báo, đa phần lý thuyết được gọi là cao siêu, được đăng ở các tạp chí mà chỉ những người làm Toán mới biết đến.
Tôi có nhiều bạn bè làm Toán, làm Vật lý lý thuyết nên biết rõ những giá trị, những đóng góp của các bài báo đấy cho VN.

Nói thêm về hiện tượng "chảy máu chất xám" (tạm dùng từ này khi anh không đồng ý với từ của anh Dũng). Phải chăng, chúng ta đã lãng phí khi không giữ chân được nhiều người giỏi?
Nếu để ý hơn, sẽ thấy có rất nhiều trí thức từ các nước thế giới thứ 3 đến các nước tiên tiến làm việc, và cả một dòng chảy từ Nga, từ Đông Âu sau khi hệ thống XHCN sụp đổ ở châu Âu.
Tôi chẳng có con số thống kê, nhưng thấy có hàng nghìn nhà khoa học như thế đang hoạt động tại các nước phát triển. Họ cũng sống, làm việc và định cư lâu dài ở đó như các nhà khoa học VN ở xứ người. Có gì đáng nói đâu nhỉ?
Cuộc sống phương Tây chấp nhận họ, vì họ góp một phần kết quả khoa học. Và họ lựa chọn như vậy, vì những gì mà cuộc sống và công việc ở đó mang lại.
Thời gian trôi đi, đất nước đổi thay rất nhiều về kinh tế, công nghệ, xã hội, lối sống, họ khó có thể đi cùng nhịp với chúng ta. Sẽ có những nhìn nhận khác nhau. Cuộc sống là thế.
Tôi nghĩ chúng ta không phải quá dằn vặt về chuyện này. Đó là thực trạng, là bài toán chung của rất nhiều nước kém hay đang phát triển.
Nói một cách ngắn gọn, “ở lại” là họ chọn con đường tốt hơn cho chính họ trước. Đấy là điều thường tình thôi, tôi ở cương vị của họ, chắc tôi cũng làm như thế.
Nhưng, nếu vừa được chọn cách sống hợp lý cho mình, vừa được thông cảm rằng tại đất nước chẳng biết sử dụng... thì không công bằng lắm. Chúng ta cần sòng phẳng hơn.

Con người quan trọng hơn điều kiện
Nhưng, phải nhìn nhận một thực tế, với cơ chế hiện tại, chúng ta chưa thực sự khuyến khích khoa học phát triển?
Giải quyết vấn đề này là chuyện ở tầm vĩ mô. Đó là việc của các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Nhà nước phải có chính sách thay đổi và cũng phải lưu ý những hiện tượng như vậy. Phải nghiên cứu để có những điều chỉnh, những cải thiện tốt hơn cho môi trường khoa học của VN.
Tất nhiên ở các nước phát triển sẽ có nhiều điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn cho cá nhân các nhà khoa học.
Tuy nhiên, thời buổi này, với hỗ trợ của công nghệ, việc nghiên cứu có lẽ không phụ thuộc khoảng cách địa lý là mấy. Qua Internet, vẫn có thể học hỏi và sử dụng những tri thức mới được cập nhật thường xuyên, có thể trao đổi (voice chat), thậm chí thực hiện hội thảo (video conference) với những người cách xa hàng ngàn cây số...

Đôi khi, việc gây cản trở không chỉ là điều kiện thiết bị mà là môi trường khoa học không hiện đại và thiếu chuyên nghiệp?
Không phủ nhận là ta chưa có một môi trường thuận lợi và ưu ái với các nhà khoa học. Nhưng, đó không phải lý do căn bản về việc khoa học VN còn phát triển thấp.
Tôi ví dụ, cũng trong hiện trạng VN, nhiều ngành, như CNTT hay Viễn thông, ban đầu ta ở mức xuất phát điểm rất thấp, nhưng đến giờ có thể nói, khoảng cách giữa ta với các nước phát triển không hề lớn. Đặc biệt là ngành Viễn thông của ta, tôi cho là phát triển rất nhanh, rất sát với thế giới.
Có lẽ còn những lý do khác, về con người, về năng lực, về quản lý, về tầm nhìn...

Xin anh cho những ví dụ cụ thể hơn?
Tiền đầu tư, hay điều kiện, hay môi trường, tôi vẫn xếp sau một số yếu tố khác.
Anh Dũng có nói (và đó chắc cũng là suy nghĩ của nhiều nhà khoa học VN ở nước ngoài) rằng "nếu một người tài như anh ABC nào đó mà ở VN thì....", rằng "ở nơi XYZ nào đó đầu tư thế kia, mới được thế nọ", tôi lại muốn phản biện tiếp.
Khi xưa, nhiều nhà khoa học đáng kính của ta như Hoàng Tụy, Tôn Thất Tùng, Lương Định Của, Nguyễn Văn Hiệu, Đào Vọng Đức… vẫn làm rất tốt công việc nghiên cứu ngay tại VN. Và mấy vị tiền bối như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ... theo Bác Hồ từ Pháp về nước, vẫn có những công trình khoa học, kỹ thuật rất có giá trị phục vụ trực tiếp cho VN.
Quan trọng là có đủ tài hay không.
Không phải "một bài báo có đầu tư 50.000$ sẽ giá trị hơn bài báo 1.000$".
Những công trình về mổ cắt gan của GS Tôn Thất Tùng ra đời khi mà người VN không biết đồng đô la là cái gì. Trong kháng chiến chống Pháp, GS Đặng Văn Ngữ vẫn làm ra thuốc kháng sinh penexiline phục vụ đồng bào, chiến sỹ.
GS, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa đã chế tạo các vũ khí không giật trong lòng núi rừng Việt Bắc, góp phần vào thắng lợi thực dân Pháp.
Thời chống Mỹ, các nhà khoa học VN đã nghiên cứu thành công việc phá bom từ trường chống lại sự phong tỏa các cửa biển, cũng như đã cải tiến hệ thống tên lửa phòng không bắn hạ các máy bay khổng lồ B52 của Mỹ.
Nhiều kết quả của GS Hoàng Tụy về lý thuyết tối ưu cũng ra đời tại VN, mà tôi tin là các kết quả này cũng có chất lượng không dưới “50.000$”.
Làm lý thuyết, nhất là trong thời đại Internet bây giờ, ở VN chắc cũng có nhiều kết quả. Và cùng một kết quả khoa học, tôi trân trọng nếu nó làm đuợc tại VN hơn nhiều so với được làm ở nước ngoài. Vì tôi tâm niệm, "Con không chê cha mẹ nghèo, người xa xứ không chê quê mình khó".

Còn nhiều thứ cần hơn cho đất nước nghèo khó của chúng ta

Trở về với mục đích chính của buổi trao đổi, anh nhấn mạnh nhiều lần đến sự lãng phí nếu dùng người giỏi làm Toán.
Chúng ta là VN, nói thẳng ra, chúng ta còn nghèo khó, đang tìm đường để phát triển lên văn minh. Nếu chúng ta là những người Mỹ, người Đức… thì câu chuyện nó khác. Chúng ta là VN thì chúng ta mới nói những câu chuyện như thế này.
Có thể 50 hay 70 năm nữa, khi phát triển hơn, chúng ta sẽ gặp những vấn đề giống các nước phát triển bây giờ. Lúc đó, sẽ lại phải có những định hướng khác, phù hợp hơn.
Định hướng phát triển cho hoàn cảnh hiện tại mà anh đang đề cập cụ thể là gì?
Vấn đề tôi muốn nói ở đây là tối ưu hoá khi đào tạo nguồn nhân lực. Thực sự VN không có quá nhiều người giỏi như chúng ta vẫn tự hào.

Chúng ta không có nhiều cá nhân xuất sắc, nhưng số lượng người giỏi chắc cũng không ít. Đấy là nhận định của rất nhiều đánh giá tổng kết hay kế hoạch đào tạo nhân tài.
Không, chẳng nhiều đâu. Tại chúng ta tuyên truyền tốt thôi.
Chẳng hạn, giải thưởng của anh Ngô Bảo Châu, có lẽ cũng nên đặt đúng tầm của nó. Đơn giản, bạn có để ý và quan tâm, năm 2005 giải Clay được trao cho ai không? Tôi chắc chắn là không.
Ngày xưa, như lứa chúng tôi, cũng tưởng mình là tinh hoa của đất nước (cười). Học ở nước ngoài, gặp mấy sinh viên Do Thái thì “mất điện”.
Nói chung, theo tôi, người giỏi của ta ít. Mà ít, thì đơn giản thôi, phải khéo dùng.

Một số nhà khoa học nhận định, VN cần thêm “ít nhất 50 Tiến sỹ Toán mỗi năm” trong vòng 20 năm tới. Đó cũng là một đánh giá nghiêm túc, và ra kết quả khác anh?
Những vấn đề dạng này, tôi nghĩ phải có tính toán cụ thể, xác thực dựa trên những yếu tố thực tế, hiện trạng, nhu cầu và cả khả năng đáp ứng.
Tôi rất muốn biết các anh ấy tính toán thế nào để thuyết phục về sự hợp lý của con số này.
Trong bài phỏng vấn, nếu để ý, chính anh Dũng cũng lơ mơ khi nói đến dự án của mình. Đã làm TS Toán thì đến 90% họ chọn đường ở lại, vì môi trường khoa học cơ bản của VN chưa thể đáp ứng ngay được nguyện vọng làm việc của họ (như chính anh ấy nói).
Mà, người VN làm Toán ở nước ngoài, có lợi ích gì với đất nước, tôi đã nói ở trên.
Thế thì VN cần thêm mỗi năm 50 ông TS Toán làm gì, tôi vẫn chưa tư duy ra. Thậm chí việc mỗi năm tìm ra ngần ấy bạn trẻ có nguyện vọng này, tôi cũng thấy nan giải.

Tóm lại, theo anh, giới trẻ VN nên học những ngành khác, hơn là Toán?
Tất nhiên, một khi làm Toán là lẽ sống của bạn, thì hãy làm Toán. Tôi đã có người bạn bỏ học ngành Hóa dầu ở Liên Xô về nước để được học Toán và anh ấy vẫn say mê Toán học đến bây giờ.
Tôi tôn trọng niềm say mê của các nhà Toán học VN. Mỗi người có một đam mê và hoàn toàn có thể tự chọn hướng đi cho riêng mình.
Nhưng, ở góc độ phục vụ cho sự phát triển đất nước hiện nay, các bạn trẻ nên đi vào các ngành KH ứng dụng, các KH công nghệ vì đây là những lĩnh vực đang và sẽ làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước nhà.
Xin được nhắc lại ý của anh Trung Hà, nếu người (VN) giỏi đi làm Toán sẽ rất lãng phí. Còn biết bao cái thực tế hơn, vị nhân sinh hơn, cần hơn cho đất nước còn nghèo khó của chúng ta. Toán lý thuyết có vẻ đẹp nội tại của nó, nhưng lúc này chưa cần thiết.

Chưa cần, nhưng chính anh cũng thừa nhận "có thể 50, 70 năm nữa sẽ cần thiết", mà khoa học cơ bản không thể xây dựng trong thời gian ngắn. Một đất nước mà thiếu lực lượng làm khoa học cơ bản thì...?
Thiếu thì đi thuê. Có nhiều cách đầu tư. Ai chẳng biết là đầu tư cho khoa học cơ bản sẽ tốt, nhưng liệu có phải là tối ưu cho VN không?
Hãy nhìn Singapore, họ bỏ tiền ra mời rất nhiều chuyên gia giỏi của thế giới đến làm việc, trong các Viện nghiên cứu, các trường ĐH và hiệu quả lớn hơn nhiều so với sử dụng của "nhà trồng được".
Số tiền họ trả cho các chuyên gia ấy, trông thì có thể lớn hơn nhiều so với tiền lương của nhà khoa học bản xứ, nhưng thực ra lại là tiết kiệm hơn rất nhiều so với tiền đầu tư để tự nghiên cứu.

Cảm ơn anh
Hoàng Lê (Thực hiện)
VietnamNet

Nguyễn Hồng Thái, nhà toán học trẻ sung sức

.
Nguyễn Hồng Thái và con đường trở thành GS thế giới
Năm 1974, Thái thi đỗ vào lớp 8 chuyên toán Trường Chu Văn An nhưng không được nhận vào học vì thiếu những… hai tuổi! Thái khóc sưng cả mắt. Thương tình, thầy Trịnh Thế Vinh - giáo viên chủ nhiệm lớp mới linh động tạm nhận Thái vào học dự thính.

GS Nguyễn Hồng Thái, nhà toán học trẻ sung sức

Từ một học sinh đoạt huy chương đồng toán quốc tế năm 15 tuổi, Nguyễn Hồng Thái trở thành tiến sĩ khoa học năm 28 tuổi, giáo sư năm 34 tuổi.

Được ông Chủ tịch Hội Toán học Ba Lan mời sang dạy toán

Năm 1997, tình cờ xem một tờ tạp chí xuất bản ở Ba Lan, tôi đưa mắt lướt qua bức ảnh chụp các vị Giáo sư toàn phần mới được bổ nhiệm của Đại học Szczecin, và bỗng thấy có anh Nguyễn Hồng Thái trong bức ảnh đó với dòng chữ Dr. Sc., Dr. Hab., Full Professor (Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ Habil, Giáo sư toàn phần).

Thì ra năm 1991, 28 tuổi, Nguyễn Hồng Thái đã bảo về xuất sắc luận án Tiến sĩ khoa học (Doktor Nauk) ở Belarus, và ngay sau đó, 29 tuổi, anh được ông Chủ tịch Hội Toán học Ba Lan mời sang làm việc tại nước này với tư cách Giáo sư toàn phần thỉnh giảng (Visiting Full Professor). Rồi đến năm 1997, 34 tuổi, anh chính thức được công nhận chức danh Giáo sư toàn phần tại Đại học Szczecin, Ba Lan.

Học vị Tiến sĩ khoa học ở Liên Xô (cũ) và Liên bang Nga hiện nay đòi hỏi phải thoả mãn những tiêu chí rất cao, do đó, trong hơn nửa thế kỷ qua, chỉ có rất ít người Việt Nam ta bảo vệ thành công luận án này dưới 30 tuổi: Nguyễn Văn Hiệu (26 tuổi), Vũ Đình Cự (29 tuổi), Phan Đình Diệu (29 tuổi), Vũ Kim Tuấn (26 tuổi), Lê Hồng Vân (28 tuổi) và Nguyễn Hồng Thái (28 tuổi). Ngay tại Liên Xô cũ và LB Nga hiện nay, số người dưới 30 tuổi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học cũng rất ít.

Như vậy là Nguyễn Hồng Thái đã chính thức trở thành Giáo sư toàn phần ở Ba Lan, một nước có truyền thống toán học và vật lý học lâu đời với những tên tuổi lẫy lừng như Nicolas Copernic, Stefan Banach... Thông thường, trước khi trở thành phó giáo sư, một nhà khoa học phải trải qua các chức danh trợ lý, giảng viên, giảng viên cao cấp.

Ở Mỹ và nhiều nước theo mô hình giáo dục Mỹ, các giảng viên cao cấp lại còn phải tuần tự là assistant professor (trợ lý giáo sư), rồi associate professor (phó giáo sư), trước khi có thể trở thành full professor (giáo sư toàn phần). Nguyễn Hồng Thái không phải lần lượt vượt qua các bậc thang từ thấp lên cao như thế, mà “nhảy thẳng” lên chức danh giáo sư toàn phần, do các công trình của anh có giá trị vượt trội.

Xin việc ở trong nước hoá ra không dễ!…

Phó Giáo sư sử học Nguyễn Tri Thư, thân sinh của anh Nguyễn Hồng Thái kể lại:

- Sau khi Thái bảo vệ luận án, tôi có liên hệ với một số trường đại học và viện nghiên cứu ở trong nước để xin việc cho Thái, nhưng đều được trả lời: “Cơ quan chúng tôi không có chỉ tiêu!” Anh bạn tôi, một nhà giáo lão làng, cười thông cảm: “Thầy dạy toán già đời, tiến sĩ khoa học toán học như tôi đây, cũng đang thất nghiệp! Năm học này, chỉ có ba “mống” nộp đơn thi vào khoa toán trường tôi! Tiến sĩ thường, tiến sĩ khoa học cũng đành “ngồi chơi xơi nước” cả thôi! Chứ đào đâu ra học trò để mà dạy! Mấy chục ông thầy xúm lại dạy vài ba cô, cậu sinh viên, thế thì thử hỏi tuyển thêm một “anh giáo mới toanh” vào khoa để làm cái gì cơ chứ?... Hay là ông tạm thời xin việc cho Thái ở nước ngoài?...”.

Vừa lúc đó, ông Chủ tịch Hội Toán học Ba Lan mời cậu Thái nhà tôi sang làm Giáo sư toàn phần thỉnh giảng bên đó... Thật hú vía! Quả tình lúc ấy tôi muốn giữ Thái ở lại Hà Nội để tính chuyện vợ con cho cậu ta. Chả là vì cậu cũng ngót nghét “tam thập nhi lập” rồi. Nhưng, đành tiễn Thái đi Ba Lan, mặc dù vẫn biết bên đó tiền lương cũng chẳng cao gì, đâu được như Tây Âu, Bắc Mỹ.

Ba Lan cũng vừa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu - bao cấp như ta thôi!... Ấy là tôi nói chuyện cách đây nhiều năm, khi Thái mới đỗ tiến sĩ khoa học. Chứ hiện nay, đất nước ta đổi mới, tình hình Đại học Quốc gia Hà Nội khác lắm rồi, các giáo sư toán đâu đến nỗi phải “ngồi chơi xơi nước”…

Coi học vị Tiến sĩ khoa học chỉ là bước đầu…

Đối với một số người, bản luận án Tiến sĩ khoa học thường được coi như một sự tổng kết cả đời người, như nấc thang cuối cùng trong sự nghiệp khoa học, khiến họ say sưa “ngắm nghía”, mải mê “nhấm nháp” mãi hoài, rồi tự mình đánh giá mình như một bậc… “thiên tài”, đáng khắc tên trên bia đá để đời! Đối với Nguyễn Hồng Thái, đó mới chỉ là bước đi chắc chắn đầu tiên.

Cho đến nay, anh đã hoàn thành và công bố gần 100 công trình khoa học - một con số thật đáng nể! Hầu hết các công trình của anh đều được in trên các tạp chí toán học hàng đầu. Bản thảo cuốn sách 600 trang khổ lớn của anh, cuốn Mô-đun hàm số Banach, những ứng dụng cho phương trình phi tuyến và đa trị, gửi đến Nhà xuất bản Marcel Dekker ở New York, kèm theo những lời đánh giá rất cao của nhiều nhà toán học đầu ngành của Mỹ, Nga, Đức, Italy, Belarus... đã được nhà xuất bản này chọn in.

GS, TSKH Nguyễn Hồng Thái đã hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh Ba Lan bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ và làm tư vấn cho 3 người khác (Maciej Jumiewicz, Jolanta Zieminska (nữ) và Andrzej Wisniewski) bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học (ở Ba Lan và Đức, gọi là Tiến sĩ Habil, học vị cao nhất).

Anh cũng đang cộng tác chặt chẽ với Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga A. Khokholov để Xây dựng mô hình toán học cho các hệ pô-li-me tinh thể không thuần nhất về hướng và về sự phân bố trong không gian. Anh ôm ấp hoài bão trở thành một nhà sinh học lý thuyết lỗi lạc về pô-li-me sinh vật, tiến tới xây dựng một lý thuyết toán học đủ chính xác và tường minh cho sinh học phân tử trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Anh muốn tự mình tạo ra một mũi đột phá trong chuyên ngành toán học và để lại những dấu ấn rõ nét, không phai mờ.

Mấy năm gần đây, anh thường được một số trường đại học lớn ở Mỹ, Trung Quốc “săn đón”, mời sang làm Giáo sư toàn phần thỉnh giảng. Trung Quốc hiện đang ra sức bám sát những thành tựu khoa học và công nghệ đỉnh cao thế giới, hễ thấy một nhà khoa học nào mới nổi ở đâu đấy là tìm cách “rước” ngay.

Năm 2000, GS Nguyễn Hồng Thái đã được ông Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế các nhà giải tích phi tuyến mời thay mặt Liên đoàn đọc Báo cáo tổng quan tại phiên họp toàn thể của Đại hội Liên đoàn có 2.500 nhà nghiên cứu phi tuyến trong các lĩnh vực toán, vật lý, hoá học, sinh học, tin học, kinh tế, v.v., trong đó có những người đã từng được tặng Giải thưởng Nobel, Huy chương Fields.

Monday 3 January 2011

Phan Minh Dũng - Giáo sư Đại học AIT - Thái Lan

Phan Minh Dung


Title: Professor of Computer Science; Information Management; Information and Communications Technologies
Field of Study: Computer Science; Information Management; Information and Communications Technologies
Location:
Phone: (662) 524 5709
Fax:
E-mail: dung@cs.ait.ac.th

Sunday 2 January 2011

Tiếng đàn Mandolin của Đỗ Bá Khang

Phạm Hữu Tiệp - Giáo sư toán học của trường Đại học Florida, Mỹ


Giáo sư Phạm Hữu Tiệp sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Tuy bố mẹ của Phạm Hữu Tiệp không có ai theo ngành Toán, nhưng anh có một người cậu dạy Toán ở Đại học Sư phạm. Bố Phạm Hữu Tiệp vốn là một nhà báo, lúc còn nhỏ học rất giỏi, và khi lên 13 ông tuổi từng được nhận học bổng nội trú toàn phần để theo học ở trường Quốc học Vinh, và ngay từ những năm 1960 ông có trong tay ba tấm bằng đại học. Ngoài ra, Phạm Hữu Tiệp còn có haingười cậu khác là giáo viên dạy cấp ba.

Sống trong một gia đình như vậy, ngay từ khi còn nhỏ, Phạm Hữu Tiệp đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, lanh lợi. Khi Phạm Hữu Tiệp chuẩn bị vào lớp một, các cậu Tiệp thử cho cháu mình giải một số bài toán. Thấy cậu bé có năng khiếu về toán, các cậu của Phạm Hữu Tiệp quyết định cho Tiệp học “nhảy cóc” lên học lớp hai.


Khi còn học cấp một, Phạm Hữu Tiệp sống với mẹ ở Thanh Trì, Hà Nội. Theo anh, hạnh phúc lớn nhất hồi đó của mình là được về nhà thông báo kết quả học tập với mẹ. Mỗi lúc như vậy, mẹ Phạm Hữu Tiệp vui lắm nên mặc dù hồi đó cuộc sống vất vả nhưng gia đình anh không bao giờ thiếu tiếng cười.


Biết con trai có năng khiếu về toán, hằng tuần đi làm về thăm nhà, bố anh đều không quên mang theo báo “Toán học và Tuổi trẻ” cùng các tạp chí toán học dành cho học sinh thời bấy giờ về cho anh đọc. Rất say mê môn toán, nhưng Phạm Hữu Tiệp đã biết cân đối thời gian cho môn học mà anh yêu thích. “Hồi đó, chúng tôi không học nhiều như bây giờ. Bố tôi nghiêm lắm, buổi tối nhất định 9 giờ là phải đi ngủ và buổi chiều sau khi học xong là giúp mẹ việc nhà rồi được đi chơi đến giờ ăn cơm”, Phạm Hữu Tiệp kể lại.


Tuy Phạm Hữu Tiệp thích học toán từ nhỏ, nhưng chuyện anh thi vào lớp chuyên toán lại xảy ra một cách tình cờ. Năm Phạm Hữu Tiệp học hết lớp bảy, trong khi đi lao động hè, thầy giáo chủ nhiệm tình cờ nói với Tiệp là sắp có cuộc thi để chọn vào lớp chuyên toán Chu Văn An, Hà Nội. Thế là Tiệp cũng thử sức đi thi, và trúng tuyển.


“Có lẽ, tôi được thừa hưởng tinh thần hiếu học và sự say mê đối với công việc của bố mẹ. Mẹ tôi tuy không theo ngành toán, nhưng hồi nhỏ mẹ là người yêu thương và dõi theo từng bước trưởng thành của tôi, Phạm Hữu Tiệp cho biết.


Được theo học lớp chuyên toán của trường Chu Văn An, năng khiếu về toán của Phạm Hữu Tiệp càng có dịp phát huy cao hơn. Đến năm 1979, trong cuộc thi Olympic Toán học quốc tế tại London, Phạm Hữu Tiệp đã giành được tấm Huy chương Bạc về cho đất nước.


Sau khi đạt được thành tích trên, cũng như nhiều học sinh đoạt thành tích cao trong những kỳ thi Olympic Toán học quốc tế khác của Việt Nam, Phạm Hữu Tiệp sang học Toán lý thuyết tại khoa Toán trường Đại học Tổng hợp danh tiếng mang tên Lomonosov ở Mátxcơva. Anh là một trong những sinh viên giỏi và rèn luyện tốt của trường. Tốt nghiệp khoa Toán năm 1985, Phạm Hữu Tiệp được trường Đại học Tổng hợp Lomonosov giữ lại để làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ vào năm 1989; và bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1991, khi anh mới 27 tuổi.


Tốt nghiệp xong, anh về nước ngay, nhưng do không xin được việc làm trong nước, ba tháng sau Phạm Hữu Tiệp quay lại Matxcơva để làm công tác khoa học theo lời mời của Đại học Tổng hợp Lomonosov. Sau đó anh sang Đức, rồi sang Mỹ làm việc, và anh vừa được mời trở về Việt Nam tham gia Ban giám khảo cuộc thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 48.

Giờ đây, Phạm Hữu Tiệp đang là giáo sư khoa Toán trường Đại học Florida. Công việc của anh là giảng dạy, phụ trách sinh viên làm luận án tiến sĩ, tham gia các công việc trongcác ban, hội đồng của khoa và trong trường, nghiên cứu chuyên môn trong lĩnh vực của mình. Tính đến nay, anh đã có hai cuốn sách và hơn 70 công trình khoa học đăng ở các tạp chí lớn chuyên ngành trên thế giới.


Năm 2006, Phạm Hữu Tiệp được bầu vào Faculty Senate (tổ chức đại diện cho giáo sư toàn trường). Mặc dù luôn bận rộn với công việc ở trường, nhưng anh vẫn thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp ở Việt Nam để trao đổi và tiến hành việc xin học bổng cho sinh viên Việt Nam sang làm luận án tiến sĩ tại Đại học Florida, cũng như giới thiệu các em đến các đại học ở Mỹ, nơi có đồng nghiệp của anh làm việc.


Hiện nay, ở Đại học Florida nơi Giáo sư Phạm Hữu Tiệp làm việc có khoảng 10 sinh viên Việt Nam đang làm luận án Tiến sĩ ở các ngành khác nhau. Năm tới, sẽ có thêm 5 em nữa sang làm luận án Tiến sĩ. Phạm Hữu Tiệp hy vọng sẽ ngày càng có thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang học toán hoặc các ngành khác và học tốt ở Đại học Florida.


Theo anh, sinh viên Việt Nam đang học tập ở khoa Toán Đại học Florida đều được đánh giá rất cao, có những em được mời đi dự hội nghị quốc tế ở Đức, Thụy Sĩ... ngay trong lúc đang làm luận án. “Tôi luôn luôn cảm thấy thiếu thời gian vì việc mình muốn làm thì nhiều mà quỹ thời gian thì có hạn. Nhưng chắc chắn tôi sẽ vẫn dành phần lớn thời gian cho việc làm toán. Tôi cũng rất quan tâm và sẽ dành thời gian để tham gia đóng góp vào việc giúp đỡ đào tạo các bạn trẻ Việt Nam yêu toán”, anh khẳng định.


Gia đình Phạm Hữu Tiệp giờ đã có hai cô con gái. Anh cho biết vợ chồng anh coi trọng việc dạy hai con tính tự lập từ nhỏ. “Được tận tay chăm sóc con gái, tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và thông cảm với vợ hơn”, vị Giáo sư của trường Đại học Florida này cho biết.

Vũ Anh Tuấn

Theo math.ufl.edu, danquyen.com và báo chí trong nước

Đối thoại giữa Ngô Bảo Châu và Nguyễn Trung Hà

18/08/2010 12:57:17

- Câu chuyện đến đây bắt đầu có sự tham gia của ông Nguyễn Trung Hà. Từ một học sinh giỏi quốc tế về Toán cách đây hơn 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam, tham gia đầu tư vào hàng chục lĩnh vực, sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty. Xuất hiện một lần trên báo, ông đã làm "nổi sóng" cả giới Toán học khi châm ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng" và mệnh đề "người giỏi làm Toán rất lãng phí". Ông cũng là một trong những người bạn mà GS Ngô Bảo Châu thường gặp khi về Việt Nam.

>> Kỳ 1: GS Ngô Bảo Châu và cuộc trò chuyện ở phố Linh Lang

>> Ngô Bảo Châu và giải Fields

"Trong đầu người ta thế nào thì xét sau"

Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính sách. Khi làm việc, tư vấn của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặt hàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao?

Ông Nguyễn Trung Hà: Thứ nhất, em đặt câu hỏi sai. Chắc nhà báo được đào tạo rất định hướng.

Thứ hai, tư vấn như anh Châu nói là cần, nhưng chuyện đặt bài toán ra quan trọng hơn là chuyện bài toán có tồn tại hay không.

Có một số vấn đề, có hẳn viện nghiên cứu. Họ tự đặt vấn đề, nghiên cứu vấn đề, rồi trình lên. Nhưng cách đó ít có giá trị cả. Vấn đề mấu chốt phải là người hỏi, người đặt vấn đề.

GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà đánh giá quá cao người đưa ra chính sách...

Ông Nguyễn Trung Hà: Thực tế cần phải như vậy. Còn bây giờ, lập ra các nhóm tư vấn, các nhóm nghiên cứu, có đệ trình lên cái gì cũng không giải quyết vấn đề nào cả.

Anh Hà có nói câu hỏi của em là một câu hỏi sai...

GS Ngô Bảo Châu: Với tôi thì khác. Trong mọi trường hợp, khi đặt ra một câu hỏi, tôi trả lời đúng theo suy nghĩ của mình chứ không quan tâm lắm đến chuyện câu hỏi đó có đi ngược lại với những cái người khác suy nghĩ không.

Vậy, anh trả lời như thế nào?

GS Ngô Bảo Châu: Tôi là một nhà khoa học, đứng ở vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến của mình. Còn vì lý do nào đó, không nghe là việc của người ta. Tất nhiên, để thể hiện sự tôn trọng, nếu không nghe, người ta phải giải thích cho tôi vì sao. Nếu không giải thích, nghĩa là họ không tôn trọng, và tôi không làm tư vấn được.

a
GS Ngô Bảo Châu và ông Nguyễn Trung Hà.


"Không làm khoa học nghiêm túc, ĐH Việt Nam mãi be bét"

Ông Nguyễn Trung Hà: Tôi từng nghe thông tin, nếu có bài báo khoa học đăng ở nước ngoài, Nhà nước sẽ tặng 1.000 USD. Nếu cho bằng tiền cá nhân thì rất hoan nghênh, có khi tôi góp theo. Còn nếu lấy ngân sách quốc gia cho chuyện đó thì tôi thấy phản cảm. Nghề Toán cũng đặc biệt. Đó là môn nghệ thuật chứ không phải môn khoa học. Muốn học Toán, phải có khả năng, không được dùng nguồn lực xã hội vì đó là phục vụ cá nhân. Có khuyến khích hỗ trợ nhưng là từ cá nhân.

GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà nói vậy là mặc định cho mình biết rõ ràng xã hội cần cái gì.


Ông Nguyễn Trung Hà: Anh không hề mặc định.

GS Ngô Bảo Châu: Anh mặc định xã hội cần tài chính, rồi buôn cái nọ, cái kia. Nhưng trong xã hội, cái gì là quan trọng nhất? Có ba thứ: quốc phòng, y tế và ba là giáo dục. Kinh tế cũng cần đấy, nhưng chưa chắc cần hơn giáo dục. Mà giáo dục không học Toán học Văn thì học cái gì.

Ông Nguyễn Trung Hà: Toán là một trò chơi. Thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục.

GS Ngô Bảo Châu: Anh vẫn nhầm. Khi không có người làm việc nghiêm túc thì không thể có một trường đại học nghiêm túc. Và như vậy, không thể có một nền giáo dục nghiêm túc.

Có một chuyện rất sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm gì. Có thể viết ra báo cáo. Không có bất cứ một cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đó nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp lý. Khoa học không phải đơn thuần do yêu cầu của xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội tại của nó.


Ông Nguyễn Trung Hà: Mỗi một trình độ phát triển, phải cần một thứ. Lấy một câu chuyện vui, mượn lời Cụ Hồ, anh tạm phân toán lý thuyết, toán ứng dụng thế này: Toán ứng dụng, "bao giờ đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn". Toán lý thuyết, "bao giờ đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu". Làm toán lý thuyết, xác suất thành công rất khó, còn khi đã thành công, thì chỉ phục vụ cho giới toán.

GS Ngô Bảo Châu: Cuối cùng, anh bảo vệ ý kiến của anh, không nghe theo lời người khác. Khi tranh luận, phải nghe người khác nói gì. Diễn văn đã đọc rồi khi bật lại không có tác dụng gì cả.

Ông Nguyễn Trung Hà: Vì bản chất có đổi đâu.

GS Ngô Bảo Châu: Tại sao không? Nếu không làm nghiên cứu nghiêm túc chất lượng đại học Việt Nam mãi be bét. Trẻ con Việt Nam đi học nước ngoài, tiêu hàng tỷ USD. Muốn cho đại học tử tế, phải có những người dạy tử tế chứ không phải giảng viên thuộc lòng rồi lên nói là được.

Cái cần phấn đấu là để cho chất lượng các trường ĐH nói chung, đặc biệt giáo viên ĐH giảng tốt, nghiên cứu tốt. Muốn vậy, phải có đỉnh cao để kéo cái chung đó lên. Đỉnh cao đó không phải là mục đích duy nhất. Còn vai trò ứng dụng trong xã hội nữa. Vai trò chính và cơ bản đối với một nước như Việt Nam là kéo hiện trạng giáo dục lên tốt hơn.

Nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng

Anh Châu này, đoạt giải thưởng Fields, anh có kế hoạch gì không?

GS Ngô Bảo Châu: Tôi dự định sẽ dành số tiền để trao học bổng cho các em giỏi mà không có tiền đi học đại học. Chỉ là đi học ở trong nước thôi, chứ cũng chưa nhất thiết phải đi học ở nước ngoài.

Anh cũng nghĩ tới việc đoạt giải sẽ nuôi được niềm tin của lớp trẻ? Nếu phần đông giới trẻ coi anh là thần tượng, anh có thấy đó là gánh quá nặng?

GS Ngô Bảo Châu: Theo tôi, lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình sự đam mê khoa học. Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc. Trong khoa học, ở mức độ trung bình thì việc đánh bóng bản thân có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt một đỉnh cao thì điều đó không có tác dụng gì.

Tôi thích cuộc sống riêng tư của mình hơn. Dẫu sao, nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng, chứ không phải là câu chuyện tôi lựa chọn.

Cảm ơn anh!

Lương Bích Ngọc – Hạ Anh (Thực hiện)

Nguồn: http://bee.net.vn/channel/1988/201008/Doi-thoai-giua-GS-Ngo-Bao-Chau-va-dai-gia-Ha-thanh-1764059/